Từ lâu, đối với rất nhiều người trên thế giới, Việt Nam đã không còn là cái tên của một cuộc chiến. Đó là cái tên của một quốc gia đang phát triển. Nhưng có bao nhiêu người trên thế giới hiểu được, quốc gia đó đang phát triển mạnh nhất về cái gì?
 
520___bai_viet
 
Từ hơn 1 năm trước, ta đã chính thức bước vào cuộc chơi toàn cầu với những luật chơi, cơ hội và thách thức riêng. Và cũng từ đó, ta buộc phải trả lời câu hỏi như một lẽ của sự sống còn: Chúng ta là ai, đóng vai trò như thế nào trong cuộc chơi toàn cầu hiện nay?
 
Thanh niên Việt Nam, những ai đã ít nhất một lần băn khoăn trước câu hỏi trên, hẳn đã có lần đưa ra các giả thiết đáp án cho câu hỏi đó.
 
Trong cuộc chơi này, mọi khái niệm về ranh giới thị trường đã bị xóa nhòa. Nguồn tài nguyên chờ ta khai thác không chỉ vỏn vẹn bên bờ biển Đông và lãnh thổ bé xinh hình chữ S. Khách hàng của ta không chỉ 80 triệu người. Đối thủ của ta cũng không phải mấy trăm ngàn doanh nghiệp nội địa.
 
Thế giới đang “phẳng ra”, những cơ hội sinh lời có mặt ở cả 5 châu bốn biển, bạn hàng ở hơn 200 quốc gia, thị trường của chúng ta phủ đầy một góc 3600.
 
Bởi thế, ta cần một tư cách đủ lớn để ứng thí trong cuộc chơi này – tư cách một công dân toàn cầu. Mỗi công dân toàn cầu xứng đáng sẽ là một mắt xích để trả lời: Việt Nam sẽ giải quyết được vấn đề gì cho thế giới!
 
Đâu đó trên những đường phố lớn thế giới có thấp thoáng tà ào dài, có tiệm phở Việt Nam, có đồ gia công với dòng chữ “Made in Vietnam”, nhưng như thế chưa đủ.
 
Khát vọng toàn cầu buộc chúng ta phải in hình Việt Nam trên thị trường thế giới là một quốc gia giải quyết được ít nhất một vấn đề toàn cầu.
 
Mới đây, người ta gọi tên Trung Quốc là “công xưởng thế giới”, Singapore là “Trung tâm hội nghị thế giới”. Còn bao nhiêu phần còn lại, chúng ta nên chăng chọn lấy một phần cho riêng mình!
 
Bạn – với tư cách là một công dân Việt Nam đang vươn ra tầm quốc tế, sẽ định vị cho đất nước mình như thế nào?
 
Mời bạn chia sẻ những quan điểm, suy nghĩ của riêng mình với độc giả Tuần Việt Nam tại đây.
 
Tuần Việt Nam