1. Ai cũng có thể thành lãnh đạo:

Không chính xác: Vì có rất nhiều người không có năng lực dẫn dắt, tập hợp, khích lệ và đặc biệt họ không làm việc được với nhiều người. Hơn nữa, những người có tố chất lãnh đạo là những người luôn có mong muốn thành lãnh đạo, tuy nhiên rất nhiều người không bao giờ muốn thành lãnh đạo bởi họ muốn dành thời gian cho cuộc sống cá nhân và không thích chịu trách nhiệm.

2. Lãnh đạo là người mang đến kết quả kinh doanh

Không hẳn: Nếu xác định lãnh đạo là người mang đến nhiều kết quả kinh doanh, thì làm lãnh đạo dễ quá, bởi có rất nhiều người đã có khả năng rất tốt kinh doanh độc lập, họ mang lại rất lớn kết quả kinh doanh cho công ty, nhưng chỉ có thể làm việc được mội mình. Như ở trường hợp, một cán bộ kinh doanh của công ty Thảo Mộc mà bạn Huyền trong lớp đang làm, chị ấy có khả năng mở rộng thị trường, nối kết khách hàng rất tốt. Tuy nhiên chị ấy, không biết tổ chức công việc cho những người khác cùng làm, thậm chí, chị không biết công việc gì sẽ là đầu tiên. Kết quả là, công ty Thảo Mộc đã cử một bạn đi theo, ghi chép tỉ mỷ những gì chị ấy làm rồi về phân tích, phát triển thành quy trình.

3. Lên đến vị trí cao nhất mới là lãnh đạo

Không cần thiết: Một trong những ngộ nhận cố hữu là khi nào lên đến vị trí cao nhất mới là lãnh đạo. Điều này đúng nhưng không phải là tất cả, bởi nhiều lãnh đạo đi lên bằng sự nhạy bén của chính trị, hoặc bằng con đường ABCD nào đó mà không phải đi lên từ yếu tố bản chất – thực chất họ chỉ là lãnh đạo vị trí mà thôi. Lãnh đạo không phải đến từ môi và miệng, lãnh đạo đến từ phía bên trong. Một trong những định nghĩa quan trọng nhất của lãnh đạo là người có năng lực thu phục lòng người để có những người theo. Chính vì vậy, không nhất thiết cứ phải lên đến tóp mới là lãnh đạo, mà xuất hiện khắp mọi cấp độ của tổ chức. Mà tôi thường gọi họ là những lãnh đạo cấp trung.

4. Lãnh đạo phải giỏi như “tề thiên đại thánh”

Không hẳn: Rất nhiều người cho rằng, lãnh đạo phải giỏi, thậm chí họ yêu cầu lãnh đạo biết mọi thứ. Bởi lẽ trong các tổ chức, thường lãnh đạo cái gì cũng biết, và mọi người không thể qua mắt được lãnh đạo. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nếu một nhà lãnh đạo biết mọi thứ, lãnh đạo đó khó lên tới đỉnh cao. Mọi người theo ai đó, bởi vì họ muốn cống hiến, và cống hiến những gì chuyên môn lãnh đạo không giỏi. Hơn nữa, chúng ta có thể nhận thấy, giỏi như Tề thiên đại thánh vẫn bị các yêu tinh “tra tấn,” vì các yêu tinh không chỉ giỏi một thứ, mà còn có cả bảo bối và lúc đó, Tề thiên vẫn phải đi cầu cứu Bồ tát. Chính vì vậy hãy đừng là Tề thiên đại thánh mà hãy tập trung phát triển thành “một yêu tinh ngoan.”

Điều này cũng là chiến lược rất tốt cho những ai muốn được lãnh đạo cất nhắc lên chức. Hãy tập trung giỏi một thứ.

5. Doanh nhân khởi nghiệp là lãnh đạo

Không hoàn toàn đúng: Chúng ta thường xuyên cho rằng tất cả những nhà kinh doanh và doanh nhân đều là những nhà lãnh đạo nhưng nó không phải là hoàn toàn đúng. Có lẽ chúng ta nhìn thấy rất nhiều những người đã khởi nghiệp kinh doanh của họ và đã trở thành lãnh đạo xuất sắc như Trương Gia Bình, Đoàn Nguyên Đức, Hồ Huy… Tuy nhiên cúng có rất nhiều người có sáng kiến, dám làm và thành công. Nhưng điều đó không làm cho anh ta trở thành một nhà lãnh đạo. Mọi người có thể mua những mặt hàng anh ta bán nhưng họ không đi theo anh ta. Trong một khoảnh khắc tốt nhất nào đó, anh ta có thể thuyết phục được mọi người theo, nhưng anh ta sẽ không giữ được sự ảnh hưởng lâu với họ.

6. Người có hiểu biết là lãnh đạo

Không hẳn: Ngài Fracis Bacon đã nói, “Tri thức là sức mạnh.” Hầu hết mọi người tin sức mạnh là bản chất của sự lãnh đạo, và cho rằng những người có sự hiểu biết và thông minh là những nhà lãnh đạo. Nhưng đó không phải hoàn toàn đúng. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được những nhà khoa học tài giỏi và những nhà triết học mà họ có khả năng phân tích vấn đề sâu sắc ở bất kể một trường đại học nào, song họ lại không có khả năng lãnh đạo. IQ không đồng nghĩa cho sự cần thiết để tạo nên một nhà sự lãnh đạo. Hơn nữa, nếu làm kinh doanh, người có trình độ học thức càng cao, thì khả năng chấp nhận mạo hiểm càng thấp. Và như vậy, cơ hội sẽ rất dễ bị bỏ qua.

Nên đừng đi học nhiều…

7. Người tiên phong là lãnh đạo

Thỉnh thoảng: Một khái niệm mà mọi người thường hiểu lầm khác là bất kể người nào đi trước đám đông là một nhà lãnh đạo. Nhưng ở vị trí đầu không phải luôn luôn bao giờ cũng là người dẫn dắt. Ví dụ như, ngài Edmund Hillary là người đầu tiên leo tới đỉnh núi Everest. Từ khi cuộc leo lịch sử ấy, đã có rất nhiều người đi theo ông để đạt được kỳ công ấy. Nhưng tất cả những điều đó không tạo Hillary trở thành một nhà lãnh đạo. Và thậm chí ông không phải là một nhà lãnh đạo, ngay cả trong những cuộc thám hiểm đặc biệt. Nhưng John Hunt lại là một nhà lãnh đạo. Năm 1958, Hillary thực hiện hành trình thám hiểm Nam cực, nhưng ông lại đồng hành cùng một người lãnh đạo khác, ngài Vivian Fuchs. Để là một nhà lãnh đạo, một người không chỉ phải vượt lên phía trước mà còn phải có người đi theo anh ta, tuân theo sự chỉ dẫn của anh ta và hành động trên tầm nhìn của anh ta.

TS. Đinh Việt Hòa