VĂN HÓA VÀ TỔ CHỨC PHẦN MỀM TƯ DUY – GEERT HOFSTEDE, GERT JAN HOFSTEDE, MICHAEL MINKOV

(Cuốn sách được trao tặng giải thưởng sách hay nhất năm 2015)

Geert Hofstede (sinh năm 1928) tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại trường Đại học Kỹ thuật Delft và dành 10 năm sự nghiệp cống hiến cho ngành công nghiệp Hà Lan trong vai trò quản lý kỹ thuật. Ông đã hoàn thành học vị tiến sĩ tâm lý học xã hội tại trường Đại học Groningen. Ngoài ra ông còn là nhà tư vấn, diễn giả khách mời của nhiều quốc gia, công ty quốc tế và các tổ chức chính phủ. Tạp chí Wall Street phát hành ngày 5-5-2008 đã đưa tên ông vào danh sách 20 nhà tư tưởng quản lý hàng đầu có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới nói chung và châu Âu nói riêng.

Gert Jan Hafstede (sinh năm 1956) là con trai cả trong bốn người con của Geert. Ông từng học tại Hà Lan, Thụy Sĩ và thành thạo tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ hai. Hiện ông là giáo sư công nghệ thông tin mảng khoa học xã hội tại Trường Đại học Wageningen.

Michael Minkov (sinh năm 1959), là giảng viên Bộ môn Tầm quan trọng của giao thoa văn hóa và hành vi tổ chức tại Trường Đại học Portsmouth (Anh) và tham gia giảng dạy môn Quản lý tại trường Đại học Quốc tế Sofia. Ông đồng thời cũng dạy các bộ môn này trong các chương trình đào tạo nội bộ của các công ty quốc tế.

Những đột phá trong nghiên cứu gần đây đã lí giải tại sao nơi chúng ta sinh ra và lớn lên ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành động. Điều này có liên quan chặt chẽ đến sự phát hiện của chiều văn hóa mới, nhận thức mới.

Thế giới ngày nay đầy rẫy những hiểm họa luôn rình rập con người, nhất là trong giai đoạn chuyển giao thiên nhiên kỷ. Mặc dù tự do thương mại và công nghệ số giúp cho việc kết nối toàn cầu trở nên dễ dàng hơn, nhưng tại sao con người ngày càng tách biệt khỏi tập thể trong khi hiểu được rõ ràng lợi ích của việc hợp tác? Chúng ta liệu có cam chịu mãi sự kìm kẹp của những chấp nhất và xung đột dai dẳng? Tất cả những mối băn khoăn trên sẽ được giải quyết trong ấn bản mới của cuốn sách Văn hóa và tổ chức – Phần mềm tư duy.

MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI NIỆM VĂN HÓA
1. Những quy tắc của trò chơi xã hội
2. Nghiên cứu khác biệt về văn hóa
PHẦN II: CHIỀU KÍCH CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC
3. Bình đẳng hơn những người khác
4. Tôi, chúng tôi và họ
5. Nam tính, nữ tính và lưỡng tính
6. Khác biệt là hiểm họa
7. Hôm qua, hôm nay hay sau này?
8. Ánh sáng hay bóng tối?
PHẦN III: VĂN HÓA TRONG CÁC TỔ CHỨC
9. Kim tự tháp, máy móc, thị trường và gia đình: Tổ chức thông qua quốc gia
10. Câu chuyện con voi và con cò: Các dạng văn hóa tổ chức
PHẦN IV: NHỮNG HÀM Ý
11. Những va chạm văn hóa
12. Sự phát triển của văn hóa

Sản phẩm liên quan

Đăng ký nhận tư vấn